-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bé học được gì ở lớp cảm thụ âm nhạc?
Đăng bởi: Admin
Mặc dù môn cảm thụ âm nhạc được biết đến như một môn học giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện hơn về mặt não bộ cũng như thể chất. Tuy nhiên, khái niệm về bộ môn này vẫn còn khá mới mẻ đối với các bậc phụ huynh. Tham khảo ý kiến của một số ông bố bà mẹ chúng tôi nhận thấy có một câu trả lời chung rằng " đăng ký cho con học vì nghe nói tốt chứ thật sự cũng chưa hình dung được những gì giáo viên sẽ dạy trẻ trong tiết học cảm thụ âm nhạc"
Vậy nếu bạn cũng có suy nghĩ như những phụ huynh trên hay bạn đang dự định tìm kiếm một khoá học cảm thụ âm nhạc cho con trẻ . Thì hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thông qua bài viết sau
Bé nhà bạn sẽ học được những gì ở lớp cảm thụ âm nhạc ?
Định nghĩa cao độ ?
Độ cao thấp của âm thanh được đo bằng tần số dao động chính là cao độ. Tần số dao động tỉ lệ thuận với độ cao của âm thanh. Trong âm nhạc người ta đã sắp xếp các âm thanh tự nhiên theo trật tự từ thấp đến cao bao gồm :
Đồ-Rê-Mi-Fa-Sol-La-Si (được ký hiệu bằng các chữ cái trên khuông nhạc)
- Độ tuổi từ 0-3 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đã có thể hiểu về âm nhạc ở mức độ sơ đẳng, bé có thể nhận biết được nguồn phát ra âm thanh. Tuy nhiên, âm thanh thanh mà bé cảm nhận được chỉ mang tính bản năng. Bé vẫn chưa có sự phân biệt giữa âm thanh âm nhạc (tiếng động có độ cao xác định) và âm thanh tiếng động (tiếng động có độ cao không xác định). Tuy nhiên trẻ sẽ thích các âm thanh âm nhạc hơn, bởi tính chất mềm mại, dễ tiếp nhận. Các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé tại thời điểm này đơn thuần là để bé làm quen với những âm thanh mang tính nhạc
- Trẻ từ 3-5 tuổi
Bước sang giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã nhận biết được cao độ, âm sắc của các nhạc cụ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cơ quan thính giác. Trẻ có khả năng phân biệt được những âm thanh được sắp xếp theo trình tự (Đồ đến Si) hoặc sự xáo trộn các âm không theo trình tự.
Muốn biết con bạn có năng khiếu âm nhạc hay không? Hãy đăng ký cho bé ngay một khoá học cảm thụ âm nhạc. Vì thông thường các bé chỉ dừng lại ở việc nghe và cảm nhận được âm thanh đó bên trong mà chưa có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Tuy nhiên, những đứa trẻ có khả năng bộc lộ những gì nghe thấy thông qua thái độ, hành động, cử chỉ như hát lại các cao độ đã nghe một cách chính xác chính là các bé có năng khiếu về âm nhạc
Dựa vào yếu tố này, giáo viên sẽ lồng ghép bài học vào các trò chơi âm nhạc, các hoạt động liên tục trong giờ học như nhận biết nhạc cụ mới, cách tạo ra âm thanh nhạc cụ, cách nhận biết cao độ, hát lại cao độ theo hướng dẫn. Đây chính là tiền đề cho các bé học nhạc cụ sau này
- Lứa tuổi trên 5
Cột mốc tiếp theo, trẻ sẽ được quan tâm nhiều đến việc phát triển năng khiếu, chứ không còn dừng ở mức độ cảm thụ nữa. Đặc biệt đối với những bé có thể nhớ được nốt la thanh mẫu trong đầu, nếu được tiếp xúc thường xuyên và luyện tập một cách bài bản thì những biểu hiện, phản ứng, sự nhạy bén, khả năng của trẻ dần được hình thành và ngày càng tăng lên theo thời gian.
Nhận biết Trường độ
- Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian dao động của nguồn phát âm, dao động càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài.
- Trong tiết học cảm thụ âm nhạc, trẻ sẽ được học cách nhận biết âm thanh có độ dài ngắn khác nhau, từ đó sự phát triển về thính giác được cải thiện. trên 3 tuổi, bé có thể bắt chước lại trường độ của âm thanh. Ngoài dạy trẻ Cao độ, giáo viên cũng chú trọng đưa ra những ví dụ để trẻ nhận biết được độ dài ngắn của âm thanh xen lẫn. Tạo nền tảng cho các bạn nhỏ trong quá trình học nhạc cụ sau 5 tuổi
Cường độ là gì ?
- Cường độ là độ to nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào nguồn phát âm
- Thầy cô sẽ hướng dẫn trẻ nhận biết âm thanh to nhỏ khi phát ra từ các loại nhạc cụ cho đến các tác phẩm âm nhạc
Thực hành bài tâp tiết tấu
Tiết tấu là hệ thống mối tương quan về các độ dài giữa các âm thanh nối tiếp nhau. Tiết tấu chính là mặt biểu hiện phức tạp của trường độ bởi nó liên quan tới nhịp độ trong âm nhạc. Nếu trường độ là những âm thanh rời rạc thì tiết tấu là sự kết hợp nhiều âm thanh đó theo quy luật nhất định.
Trẻ 3-5 tuổi có thể cảm nhận được nhịp điệu đơn giản, có thể nhận thấy được sự khác và giống nhau trong tiết tấu của một số bài nhạc. Bằng việc cho trẻ sử dụng các dụng cụ gõ nhịp đơn giản và thực hành trên nền nhạc vui tươi, sôi động,... Từ đó trẻ sẽ hiểu được các dạng tiết tấu nhanh chậm khác nhau thông qua cách thực hành
Qua bài học thực hành về tiết tấu, giáo viên dạy cảm thụ âm nhạc có thể theo dõi và phát hiện ra những bạn có năng khiếu âm nhạc. Để trao đổi với bố mẹ tập trung bồi dưỡng, đào tạo cho bé theo hướng chuyên nghiệp
Giai điệu đóng vai trò gì trong một bài hát
Sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu được gọi là giai điệu. Đây là hình thức biểu hiện cao nhất của cao độ kết hợp tiết tấu.
Trẻ 3-5 tuổi có thể nhận biết được các giai điệu đơn giản dựa trên sự thay đổi trật tự các âm thanh, và có thể biểu hiện hưởng ứng theo cách riêng của chúng. Có trẻ hào hứng vỗ tay theo điệu nhạc một cách tự phát, có trẻ lại hát nhẩm theo, cũng có trẻ nhún nhảy theo nhịp điệu bài hát. Sự cảm thụ âm nhạc còn biểu hiện ở tính cách và gu âm nhạc của trẻ
Các giáo viên sẽ lồng ghép để làm nổi bật phần giai điệu giúp trẻ dễ thuộc dễ nhớ, đồng thời giúp phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ.
Nét đặc trưng âm sắc của từng vật
Bất cứ một âm thanh nào vang lên cũng mang trong mình một màu sắc riêng. Có thể là trong, đục, trầm ấm, khàn, êm dịu,…Không chỉ riêng nhạc cụ, mỗi vật đều có âm sắc khác thậm chí khi chúng có cùng cao độ.
Trẻ sẽ được dạy cách phân biệt âm sắc, giọng cao hay thấp, trầm ấm hay gây gắt qua các bài tập nghe và phân biệt âm thanh của đồ vật, con vật. Nâng cao hơn nữa là phân biệt âm sắc của các loại nhạc cụ khác nhau bằng cách cho trẻ tiếp xúc và phân biệt từng loại nhạc cụ ấy